Ngày 3/12,ênTrưởngbộphậnthưkýtàichínhCôngtyAICkhángcálich thi dau ban ket c1 TAND tỉnh Quảng Ninh đã có thông báo về việc kháng cáo của các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh, Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
Theo đó, ngày 1/11, bị cáo Nguyễn Thị Thu Phương (nguyên Trưởng bộ phận thư ký tài chính Công ty AIC) kháng cáo kêu oan một phần bản án hình sự sơ thẩm.
Trước đó, ngày 23/10, TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên xét xử sơ thẩm với 16 bị cáo trong vụ án trên. Tại phiên tòa, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng 3 bị cáo khác đang bỏ trốn bị xét xử vắng mặt.
11 bị cáo đều nhận tội, đồng ý với cáo buộc của VKSND và xin giảm nhẹ khung hình phạt. Riêng bị cáo Nguyễn Thị Thu Phương khi nói lời sau cùng vẫn kêu oan và bật khóc tại tòa.
Theo bị cáo Phương, tháng 3/2022, bị cáo xuất cảnh ra nước ngoài để chữa bệnh và du lịch. Đến tháng 8/2022 vụ án này mới xảy ra, bị điều tra và khởi tố.
"Thời điểm đó tôi đang chữa bệnh ở nước ngoài, khi biết mình bị khởi tố thì nhiều người đã khuyên tôi đừng về nước để đỡ bị tạm giam, tuy nhiên, để minh oan cho mình tôi phải về nước", bị cáo Phương nói tại phiên tòa.
Ngoài ra, bị cáo Phương cũng cho rằng các bị cáo khác do sợ trách nhiệm nên đã đổ hết tội cho mình.
Ngày 26/10, TAND tỉnh Quảng Ninh tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Thu Phương 6 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Cũng xin kháng cáo, ngày 30/10, bị cáo Tạ Hải Anh (nguyên Trưởng Ban xuất khẩu lao động Công ty AIC) và Nguyễn Anh Dũng (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Phúc Hưng) xin giảm nhẹ hình phạt để bị cáo sớm trở về cùng gia đình và xã hội.
Ngày 8/11, bị cáo Cao Việt Bách (nguyên Tổng Giám đốc Công ty BVA) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt để bị cáo sớm được trở về cùng gia đình và xã hội.
Theo cáo trạng, dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt năm 2009, tổng vốn đầu tư 238 tỷ đồng. Dự án gồm 2 giai đoạn và chia thành 6 gói thầu mua sắm trực tiếp. Công ty AIC tham gia dự thầu và trúng toàn bộ 6 gói thầu.
Với 6 gói thầu sai phạm, bà Nhàn và đồng phạm đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 50 tỷ đồng. Viện kiểm sát xác định, việc Công ty AIC trúng thầu có hành vi giúp sức của các bị cáo thuộc Công ty AIC và các công ty có liên quan.
Quá trình điều tra, các bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Hồng Sơn, Trương Thị Xuân Loan, Nguyễn Thị Tích đã bỏ trốn, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.
Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã và phát thư kêu gọi các bị cáo ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng, đồng thời áp dụng đầy đủ các biện pháp đảm bảo thực hiện quyền bào chữa theo quy định.
Bị cáo Đỗ Văn Sơn bỏ trốn nhưng ngày 22/6/2023 đã ra đầu thú. Bị cáo Nguyễn Thị Thu Phương cũng bỏ trốn, bị truy nã, nhưng đã ra đầu thú ngày 28/7/2023.